Thongtinbinhduong.com "Mẹ là người sinh ra con, nuôi con khôn lớn, công ơn của mẹ con sẽ không bao giờ quên nhưng ông ấy là bố đẻ con, dù có là tội phạm, nghiện hút hay trộm cướp gì thì điều đó cũng không thể thay đổi.
Chị L.T.N ở Hà Nội đã chia sẻ câu chuyện thật về cuộc đời của mình. “Từ những nỗi đau trong quá khứ, tôi đã tự hứa với lòng mình. Sau này, dù lập gia đình, sinh con đẻ cái và vì một sự đáng tiếc nào đó mà vợ chồng phải chia tay, tôi cũng không bao giờ nói xấu chồng cũ trước mặt các con dù chỉ 1 tiếng. Tôi muốn nhiều người làm cha, làm mẹ, hãy đọc câu chuyện này, để đừng làm tổn thương con trẻ”.
Chị L.T.N kể: “Bố mẹ tôi ly hôn năm tôi đang học tiểu học. Những năm đầu sau ly hôn, tôi vẫn đạp xe qua nhà ông bà nội chơi mỗi khi đi học về. Vài năm sau đó, mẹ tôi cấm tiệt việc tôi còn vương vấn với nhà nội. Tôi không liên hệ với ông bà nội và bố kể từ ngày ấy.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Cô bé học sinh tiểu học ngày nào giờ đã vào lớp 10. Nhờ những trải nghiệm và va chạm từ bé, tôi bắt đầu có những suy nghĩ và nhận định riêng về hoàn cảnh gia đình mình, mối quan hệ của bố mẹ giờ đã khác nhưng rõ ràng mối quan hệ giữa tôi và bố thì mãi mãi vẫn là như vậy. Ông ấy là bố đẻ tôi và sự thực không thể thay đổi dù có thế nào đi chăng nữa.
Thỉnh thoảng, tôi giấu mẹ ra thăm ông bà và hỏi tin tức về bố. Nhưng mỗi lần phát hiện ra, mẹ tôi đều phản ứng rất tiêu cực. Tôi đã tìm cách trấn an và thuyết phục bà rằng: "Mẹ là người sinh ra con, nuôi con khôn lớn, công ơn của mẹ con sẽ không bao giờ quên nhưng ông ấy là bố đẻ con, dù có là tội phạm, nghiện hút hay trộm cướp gì thì điều đó cũng không thể thay đổi. Con chỉ mong mẹ hiểu và thông cảm cho con".
Nhưng, tất cả những luận điểm tôi đưa ra, mẹ tôi đều gạt phăng đi và cho rằng tôi láo. Rằng số mẹ khổ nên nuôi ong tay áo! Biết sớm tôi thế này, mẹ đã không sinh tôi ra để bà phải chịu nhiều tổn thương đến thế.
Chẳng biết phải làm sao để bà có thể hiểu và thông cảm cho mình, có những khi uất quá, tôi chỉ biết gửi tâm sự vào những trang nhật ký. Tôi biết, bố đẻ tôi đối với bà quá vô tình vô nghĩa. Ông bỏ vợ và đứa con thơ vào Nam lập nghiệp rồi lập gia đình với một người đàn bà khác. Suốt những năm tháng tuổi thanh xuân, mẹ tôi chỉ dành để đợi ông trở về. Tôi biết, mẹ đã đau khổ đến nhường nào, cô đơn đến nhường nào để rồi ôm nỗi uất hận suốt nửa đời còn lại.
Nhưng, tôi là phận con, lại đứng ở giữa. Nỗi đau của mẹ, tôi hiểu hơn ai hết. Tôi thương bà vô cùng vô tận. Nhưng, câu chuyện của bố, tôi cũng đã nghe qua và không thể coi như không biết gì. Bố tôi Nam tiến lập nghiệp nhưng không thành. Ông vào Tây Nguyên xin cấp đất khai hoang trồng cà phê vào đúng mùa giá cà phê xuống chạm đáy. Dân trồng cà phê lao đao, khốn khổ. Đúng khoảng thời gian đó, ông tình cờ gặp lại một người quen cũng từ Bắc vào lập nghiệp, người này nói rằng ở nhà mẹ tôi sắp lấy chồng. Ông vô cùng đau đớn.
Bỏ đất, bỏ cà phê, nghe theo lời rủ rê của đám trai làng, ông vượt biên giới Campuchia đi hái một loại trái cấm. Ngày ông đi, tấm ảnh có hình tôi thời còn bé xíu vẫn để trong túi áo ngực. Viên đạn của những kẻ khác phe xuyên qua tấm ảnh, găm vào ngực trái. Lết về biên giới, ông lịm đi, tưởng chết rồi nhưng lại được bố con người dân gần đấy cứu sống. Suốt thời gian chữa lành vết thương, ông ở với gia đình ân nhân và sau này cưới con gái nhà đó làm vợ.
Tôi vốn dĩ chẳng thể tự kiểm định những lời ông nói là đúng thực tế hay không. Nhưng kỳ thực, với tôi, điều đó cũng chẳng quan trọng. Vì tôi biết, dù sự thực như thế nào, ông vốn dĩ cũng đã quá khốn khổ. Phàm là đàn ông, lời thề tựa như tính mạng. Ông đã từng dõng dạc mà nói rằng "Nếu không kiếm được tiền, sẽ không về lại quê hương". Ấy vậy mà, sau bao nhiêu năm ròng mất liên lạc với bố mẹ, vợ con, ông vẫn phải trở về với hai bàn tay trắng. Hẳn ông đã thấy xấu hổ đến mức nào. Cảm giác ấy của ông, tôi có thể thấu hiểu.
Quá khứ đã qua rồi, tôi chẳng còn lý do gì để mà phải ôm mãi trong lòng mối hận thù, chán ghét của người đời. Tôi thực sự mỏi mệt với việc phải thù hằn một ai đó. Chưa kể đến ông ấy là bố mình. Bỏ qua tất cả là những gì mà tôi đã chọn nhưng, mẹ tôi thì không như vậy. Nỗi đau của bà, bà cho rằng không ai có thể thấu hiểu. Chẳng ai thực sự thương xót cho bà, đứng về phía bà để lên án kẻ bất nhân bất nghĩa kia kể cả đứa con gái bà đã dứt ruột đẻ ra.
Có những khi, tôi đã hoàn toàn bất lực. Tôi nhận ra rằng dù tôi có nói gì đi nữa, làm gì đi nữa thì bà cũng chẳng thể hiểu và cũng ko muốn hiểu. Chỉ khi nào, bà tự ngộ ra rằng buông bỏ là cách để trút gánh nặng, chấp nhận nỗi đau chính là cách để cảm thấy hạnh phúc thì khi đó tâm bà mới thực sự an bình.
Đã có lần tôi và bà to tiếng với nhau khi bà cho rằng tôi chẳng khác gì bố mình, đều là những kẻ vô ơn bạc nghĩa. Tôi đã uất ức mà hét lên rằng: "Sao mẹ ích kỷ vậy? Sao lúc nào mẹ cũng kết tội con vậy? Mẹ luôn muốn người khác phải hiểu cho nỗi khổ của mẹ, phải đứng về phía mẹ. Còn con thì sao? Con có sướng không? Mẹ có hiểu con không? Con không thể hiểu nổi, tại sao khi mẹ đã có gia đình mới rồi. Ông ấy cũng đã có vợ con riêng rồi. Vậy mà tại sao mẹ không bỏ đi. Buông đi? Mẹ ôm mãi mối hận đó suốt mấy chục năm trời mẹ có thấy mệt không? Tại sao không quên đi để lo sống cho tốt nốt phần đời còn lại đi? Tại sao mẹ cứ dằn vặt con mãi thế? Con đã có lỗi gì với mẹ?”
“Mẹ nói rằng giá như mẹ đã bóp chết con ngay từ khi mới lọt lòng. Vậy mẹ có biết rằng con cũng đã ước mình chưa từng được sinh ra không? Mẹ khổ. Ông ấy cũng khổ. Con ở giữa, không những khổ mà còn đau đầu nữa. Con không biết phải làm gì cả. Con sắp phát điên rồi. Con chẳng cần gì nữa. Như vậy đã được chưa?".
Suốt cả tháng sau đó, tôi và bà chẳng nói câu nào với nhau. Tôi biết bà giận tôi. Và tôi cũng biết, những gì tôi nói trong lúc nóng giận đã thực sự khiến bà phải suy nghĩ. Nếu quả thực, nó có thể khiến bà phải suy nghĩ thì có lẽ cũng là tín hiệu đáng mừng. Bởi biết đâu đấy, bà có thể quên đi mà vui sống”.
Nếu ly hôn, xin đừng làm tổn thương con trẻ!
Chị L.T.N kể: “Bố mẹ tôi ly hôn năm tôi đang học tiểu học. Những năm đầu sau ly hôn, tôi vẫn đạp xe qua nhà ông bà nội chơi mỗi khi đi học về. Vài năm sau đó, mẹ tôi cấm tiệt việc tôi còn vương vấn với nhà nội. Tôi không liên hệ với ông bà nội và bố kể từ ngày ấy.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Cô bé học sinh tiểu học ngày nào giờ đã vào lớp 10. Nhờ những trải nghiệm và va chạm từ bé, tôi bắt đầu có những suy nghĩ và nhận định riêng về hoàn cảnh gia đình mình, mối quan hệ của bố mẹ giờ đã khác nhưng rõ ràng mối quan hệ giữa tôi và bố thì mãi mãi vẫn là như vậy. Ông ấy là bố đẻ tôi và sự thực không thể thay đổi dù có thế nào đi chăng nữa.
Thỉnh thoảng, tôi giấu mẹ ra thăm ông bà và hỏi tin tức về bố. Nhưng mỗi lần phát hiện ra, mẹ tôi đều phản ứng rất tiêu cực. Tôi đã tìm cách trấn an và thuyết phục bà rằng: "Mẹ là người sinh ra con, nuôi con khôn lớn, công ơn của mẹ con sẽ không bao giờ quên nhưng ông ấy là bố đẻ con, dù có là tội phạm, nghiện hút hay trộm cướp gì thì điều đó cũng không thể thay đổi. Con chỉ mong mẹ hiểu và thông cảm cho con".
Nhưng, tất cả những luận điểm tôi đưa ra, mẹ tôi đều gạt phăng đi và cho rằng tôi láo. Rằng số mẹ khổ nên nuôi ong tay áo! Biết sớm tôi thế này, mẹ đã không sinh tôi ra để bà phải chịu nhiều tổn thương đến thế.
Chẳng biết phải làm sao để bà có thể hiểu và thông cảm cho mình, có những khi uất quá, tôi chỉ biết gửi tâm sự vào những trang nhật ký. Tôi biết, bố đẻ tôi đối với bà quá vô tình vô nghĩa. Ông bỏ vợ và đứa con thơ vào Nam lập nghiệp rồi lập gia đình với một người đàn bà khác. Suốt những năm tháng tuổi thanh xuân, mẹ tôi chỉ dành để đợi ông trở về. Tôi biết, mẹ đã đau khổ đến nhường nào, cô đơn đến nhường nào để rồi ôm nỗi uất hận suốt nửa đời còn lại.
Nhưng, tôi là phận con, lại đứng ở giữa. Nỗi đau của mẹ, tôi hiểu hơn ai hết. Tôi thương bà vô cùng vô tận. Nhưng, câu chuyện của bố, tôi cũng đã nghe qua và không thể coi như không biết gì. Bố tôi Nam tiến lập nghiệp nhưng không thành. Ông vào Tây Nguyên xin cấp đất khai hoang trồng cà phê vào đúng mùa giá cà phê xuống chạm đáy. Dân trồng cà phê lao đao, khốn khổ. Đúng khoảng thời gian đó, ông tình cờ gặp lại một người quen cũng từ Bắc vào lập nghiệp, người này nói rằng ở nhà mẹ tôi sắp lấy chồng. Ông vô cùng đau đớn.
Bỏ đất, bỏ cà phê, nghe theo lời rủ rê của đám trai làng, ông vượt biên giới Campuchia đi hái một loại trái cấm. Ngày ông đi, tấm ảnh có hình tôi thời còn bé xíu vẫn để trong túi áo ngực. Viên đạn của những kẻ khác phe xuyên qua tấm ảnh, găm vào ngực trái. Lết về biên giới, ông lịm đi, tưởng chết rồi nhưng lại được bố con người dân gần đấy cứu sống. Suốt thời gian chữa lành vết thương, ông ở với gia đình ân nhân và sau này cưới con gái nhà đó làm vợ.
Tôi vốn dĩ chẳng thể tự kiểm định những lời ông nói là đúng thực tế hay không. Nhưng kỳ thực, với tôi, điều đó cũng chẳng quan trọng. Vì tôi biết, dù sự thực như thế nào, ông vốn dĩ cũng đã quá khốn khổ. Phàm là đàn ông, lời thề tựa như tính mạng. Ông đã từng dõng dạc mà nói rằng "Nếu không kiếm được tiền, sẽ không về lại quê hương". Ấy vậy mà, sau bao nhiêu năm ròng mất liên lạc với bố mẹ, vợ con, ông vẫn phải trở về với hai bàn tay trắng. Hẳn ông đã thấy xấu hổ đến mức nào. Cảm giác ấy của ông, tôi có thể thấu hiểu.
Quá khứ đã qua rồi, tôi chẳng còn lý do gì để mà phải ôm mãi trong lòng mối hận thù, chán ghét của người đời. Tôi thực sự mỏi mệt với việc phải thù hằn một ai đó. Chưa kể đến ông ấy là bố mình. Bỏ qua tất cả là những gì mà tôi đã chọn nhưng, mẹ tôi thì không như vậy. Nỗi đau của bà, bà cho rằng không ai có thể thấu hiểu. Chẳng ai thực sự thương xót cho bà, đứng về phía bà để lên án kẻ bất nhân bất nghĩa kia kể cả đứa con gái bà đã dứt ruột đẻ ra.
Có những khi, tôi đã hoàn toàn bất lực. Tôi nhận ra rằng dù tôi có nói gì đi nữa, làm gì đi nữa thì bà cũng chẳng thể hiểu và cũng ko muốn hiểu. Chỉ khi nào, bà tự ngộ ra rằng buông bỏ là cách để trút gánh nặng, chấp nhận nỗi đau chính là cách để cảm thấy hạnh phúc thì khi đó tâm bà mới thực sự an bình.
Đã có lần tôi và bà to tiếng với nhau khi bà cho rằng tôi chẳng khác gì bố mình, đều là những kẻ vô ơn bạc nghĩa. Tôi đã uất ức mà hét lên rằng: "Sao mẹ ích kỷ vậy? Sao lúc nào mẹ cũng kết tội con vậy? Mẹ luôn muốn người khác phải hiểu cho nỗi khổ của mẹ, phải đứng về phía mẹ. Còn con thì sao? Con có sướng không? Mẹ có hiểu con không? Con không thể hiểu nổi, tại sao khi mẹ đã có gia đình mới rồi. Ông ấy cũng đã có vợ con riêng rồi. Vậy mà tại sao mẹ không bỏ đi. Buông đi? Mẹ ôm mãi mối hận đó suốt mấy chục năm trời mẹ có thấy mệt không? Tại sao không quên đi để lo sống cho tốt nốt phần đời còn lại đi? Tại sao mẹ cứ dằn vặt con mãi thế? Con đã có lỗi gì với mẹ?”
“Mẹ nói rằng giá như mẹ đã bóp chết con ngay từ khi mới lọt lòng. Vậy mẹ có biết rằng con cũng đã ước mình chưa từng được sinh ra không? Mẹ khổ. Ông ấy cũng khổ. Con ở giữa, không những khổ mà còn đau đầu nữa. Con không biết phải làm gì cả. Con sắp phát điên rồi. Con chẳng cần gì nữa. Như vậy đã được chưa?".
Suốt cả tháng sau đó, tôi và bà chẳng nói câu nào với nhau. Tôi biết bà giận tôi. Và tôi cũng biết, những gì tôi nói trong lúc nóng giận đã thực sự khiến bà phải suy nghĩ. Nếu quả thực, nó có thể khiến bà phải suy nghĩ thì có lẽ cũng là tín hiệu đáng mừng. Bởi biết đâu đấy, bà có thể quên đi mà vui sống”.
Theo Em Đẹp