Thongtinbinhduong.com Ăn gì và không nên ăn gì để có nguồn sữa dồi dào và đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình cho con bú là vấn đề bà mẹ nào cũng lo lắng.
Tiến sĩ Wong Boh Boi, cố vấn cấp cao của Trung tâm y tế Thomson Medical tại Singapore đưa ra 6 điều các mẹ cần lưu ý với chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt để luôn có nguồn sữa dồi dào và đủ dưỡng chất cho em bé bú.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đưa ra khuyến nghị trẻ sơ sinh nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời (Ảnh minh họa).
1. Lựa chọn các loại thức ăn giàu năng lượng
Việc ăn kiêng nghiêm ngặt và kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng sữa mẹ . Tiến sĩ Wong đưa ra lời khuyên dành cho các mẹ đó là nên tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng ít nhất trong tháng đầu tiên sau khi sinh em bé. Hay nói cách khác, người mẹ không ăn kiêng sau khi sinh. Trung bình cơ thể người mẹ sẽ cần thêm 500 calo mỗi ngày nếu trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Từ tháng thứ hai trở đi, chuyên gia Wong khuyên các mẹ duy trì lượng calo hàng ngày khoảng 1,800 calo. Nếu muốn lấy lại vóc dáng sau sinh thì nên tập thể dục thường xuyên thay vì ăn kiêng.
Việc ăn kiêng nghiêm ngặt và kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng sữa mẹ . Tiến sĩ Wong đưa ra lời khuyên dành cho các mẹ đó là nên tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng ít nhất trong tháng đầu tiên sau khi sinh em bé. Hay nói cách khác, người mẹ không ăn kiêng sau khi sinh. Trung bình cơ thể người mẹ sẽ cần thêm 500 calo mỗi ngày nếu trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Từ tháng thứ hai trở đi, chuyên gia Wong khuyên các mẹ duy trì lượng calo hàng ngày khoảng 1,800 calo. Nếu muốn lấy lại vóc dáng sau sinh thì nên tập thể dục thường xuyên thay vì ăn kiêng.
Chế độ ăn giàu năng lượng sẽ giúp mẹ duy trì nguồn sữa dồi dào (Ảnh minh họa).
2. Đảm bảo uống vừa đủ lượng nước cần thiết
Trong giai đoạn cho con bú, mẹ sẽ cảm thấy khát nước hơn bình thường, do 87% thành phần sữa mẹ là nước. Tiến sĩ Wong khẳng định uống quá nhiều nước không có nghĩa là lượng sữa mẹ tiết ra sẽ tăng lên, nhưng nếu mẹ uống nước quá ít, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ.
Mẹ uống quá nhiều nước sẽ tạo ra hiệu ứng lợi tiểu làm cho cơ thể người mẹ giải phóng chất điện giải và muối thông qua việc tiểu tiện. Khi đó người mẹ sẽ gặp 1 số triệu chứng như váng đầu, ù tai… Người lớn trung bình nên uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày, đối với các bà mẹ cho con bú, cần uống thêm 900ml nước để cấp đủ nước cho cơ thể người mẹ. Tiến sĩ Wong cho biết trong quá trình cho con bú , người mẹ thường ít vận động nên khả năng bị mất nước cũng thấp, cho nên mẹ không cần phải uống quá nhiều nước mà chỉ cần uống đủ lượng nước cần thiết cho 1 ngày.
3. Hạn chế ăn đồ biển “ngậm” nhiều thủy ngân
Hải sản, đặc biệt là những loài sống sâu dưới đại dương sẽ tồn dư 1 lượng thủy ngân. Khi người mẹ ăn hải sản có chứa thủy ngân sẽ chuyển hóa vào sữa mẹ. Bé vô tình hấp thụ thủy ngân độc hại thông qua sữa mẹ, có thể gây chậm phát triển ở trẻ, thậm chí gây ảnh hưởng đến não bộ của trẻ.
Lời khuyên ở đây đó là mẹ nên tránh ăn hải sản có thủy ngân, loại bỏ ra khỏi thực đơn như thịt cá mập, cá kiếm, cá thu vua, thay vào đó hãy ăn là cá hồi, cá mú, cá chim.
Các bà mẹ cho con bú nên ăn cá hồi, cá mú, cá chim (Ảnh minh họa).
4. Tránh những loại thực phẩm gây đầy bụng
Các loại rau như cải bắp, hành tây, bông cải xanh và súp lơ là nguồn chất xơ tuyệt vời. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này có thể gây ra chứng đầy hơi. Nếu mẹ ăn quá nhiều trong số các loại rau này, khí hơi có thể truyền vào sữa mẹ và làm cho bé bị đầy bụng, khó chịu.
Lời khuyên của chuyên gia đó là mẹ nên ăn các loại thực phẩm này với mức độ và số lượng vừa phải, không quá 1 bát ăn cơm mỗi bữa. Sau khi cho bé bú, mẹ hãy cho bé ợ hơi để giải phóng hết khí trong dạ dày bé giúp bé dễ chịu và thoải mái hơn.
5. Vẫn có thể cho bé bú khi mẹ đang bị ốm và dùng thuốc
Các kháng thể mà cơ thể mẹ tạo ra để chống lại virus bệnh, nhiễm trùng sẽ đi vào sữa mẹ, bé sẽ được thụ hưởng kháng thể này và hạn chế khả năng bị ốm. Chính vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng và có thể tiếp tục cho bé bú kể cả khi mẹ đang bị ốm.
Hầu hết các loại thuốc bán tự do, đặc biệt là những loại thuốc không cần bác sĩ kê đơn đều an toàn cho các mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Bác sĩ Wong cho biết các loại thuốc như Benadryl, ibuprofen và paracetamol thường an toàn miễn là mẹ tuân thủ đúng liều lượng trên phiếu hướng dẫn sử dụng. Khi bị ốm, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn trước khi tiếp xúc và cho bé bú mẹ, đeo khẩu trang để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh cho bé.
(Ảnh minh họa)
6. Không hút thuốc và uống rượu bia
Người mẹ cứ hút trên 10 điếu thuốc mỗi ngày, hàm lượng nicotine sẽ càng tăng tiết trong sữa mẹ khiến cho bé quấy khóc và cảm thấy khó chịu trong người. Tương tự, uống rượu bia cũng làm giảm lượng sữa mẹ tiết ra. Người mẹ cần phải đợi ít nhất 2 giờ để rượu bia trong cơ thể được làm sạch trước khi cho con bú .
Cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé cũng như đảm bảo nguồn sữa mẹ an toàn đó là loại bỏ hẳn những thói quen xấu này.
Theo afamily