Thongtinbinhduong.com Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, không nên đánh giá con còi nếu chỉ quan sát bên ngoài mà cần đánh giá sự tăng trưởng của bé.
"Con em bị còi!" hay "Mọi người than vãn con còi khắp nơi” là những câu nói mà rất nhiều bà mẹ Việt than thở về tình trạng của con. Tuy nhiên, liệu thực sự còi là có thể dễ nhận biết như vậy? Liệu nếu con còi thật sự thì cha mẹ nên lo lắng điều gì?
Khái niệm "CÒI" thực sự là gì?
Còi hay nhỏ con, ốm yếu là những cụm từ mà nhiều cha mẹ ám chỉ những bé có chiều cao hoặc cân nặng thấp hơn các bé khác, thậm chí 1 số bé lộ xương sườn thì nhiều bậc phụ huynh gắn thêm "còi xương" cho bé.
Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện đang làm việc tại Bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh Quốc), để đánh giá sự "còi" là cần 1 quy trình đánh giá 3 tháng hoặc ít nhất là kiểm tra tỷ lệ trong lượng trong 1 thời điểm phát triển chiều cao vượt bậc.
Dưới đây là 2 cách theo dõi diễn biến chậm tăng trưởng, trước khi gọi là "còi":
- Nếu trẻ có chiều hướng giảm cân nặng trong 3 tháng gần nhất và chiều cao đứng hoặc giảm cùng với cân nặng thì có thể gọi là chậm tăng trưởng, chưa gọi là còi. Còi là giai đoạn sau của giai đoạn chậm tăng trưởng nếu kéo dài trên 6 tháng.
- Nếu trẻ tăng trưởng chậm hoặc giảm trong những thời điểm có sự phát triển chiều cao vượt bậc: trước 18 tháng tuổi, trước 3 tuổi, trước 5 tuổi và dậy thì bé gái và bé trai.
Can thiệp dinh dưỡng trong giai đoạn chậm tăng trưởng vẫn sẽ giúp trẻ phục hồi 100%, không để lại di chứng. Trong giai đoạn Còi thì tỷ lệ phục hồi sẽ thấp hơn và khó hơn vì sẽ gắn liền với mất hứng thú thức ăn, nhưng vẫn có thể phục hồi tốt nếu kết hợp liệu pháp dinh dưỡng và tâm lý trong hành vi ăn uống.
Tâm lý của người mẹ có con còi
Đôi lúc nhận định "còi" của những người xung quanh hoặc người không có chuyên môn dinh dưỡng có thể đẩy người mẹ xuống 1 cung bậc cảm xúc, tạm gọi là "ma trận của sợ hãi".
Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn có lần tham gia điều trị cho 1 người mẹ có con còi. Người mẹ này luôn cho rằng: "Con của em phát triển bình thường, nhưng tại sao mọi người gọi con còi". Anh nhận ra người mẹ rơi vào trạng thái "ma trận của sợ hãi". Bằng chứng là người mẹ có 1 tủ sách nấu ăn "giúp con ăn ngon miệng", nhìn thực đơn của bé: dày đặc những món bổ dưỡng" và góc bàn làm việc có quyển "giúp con thoát còi". Chương trình điều trị kéo dài 6 buổi, và trong đó 4 buổi người mẹ cần phải làm liệu pháp điều trị tâm lý về dinh dưỡng trẻ nhỏ, chỉ có 2 buổi thực sự can thiệp dinh dưỡng cho bé bởi vì thực tế bé phát triển bình thường, chỉ là kén ăn và ăn lệch.
Ví dụ này cho thấy: nếu người mẹ rơi càng sâu vào ma trận thì người mẹ phải đấu tranh với 2 nhân cách: 1 nhân cách bảo vệ con của bạn khỏi lời khen chê, 1 nhân cách tìm giải pháp vô hướng cho sự còi của trẻ. Những trạng thái này làm người mẹ rất "mệt" và đứa trẻ sẽ dễ gặp 1 vấn đề bệnh lý liên quan. Nhiều người mẹ ép trẻ ăn, cho trẻ ăn đồ ăn bổ dưỡng (yến sào, sữa ong chúa,...). hậu quả của những điều này có thể làm trẻ biếng ăn phức tạp.
Lời khuyên chuyên gia đưa ra là: Nếu bạn không muốn người vợ/con/bạn thân rơi vào ma trận của sợ hãi thì bạn không nên nói về "còi" với các bé. Tại sao? Bởi vì 1 chuyên gia dinh dưỡng cũng không dám nói bé còi nếu chỉ quan sát bé.
Giải pháp
Còi không phải là một điều ghê gớm và không còn cách giải quyết. Như đã đề cập ở trên, tùy theo mức độ chậm tăng trưởng mà tỷ lệ phục hồi là gần như hoàn toàn. Cha mẹ nếu có con thực sự chậm tăng trưởng hay còi thì nên lưu tâm những điều sau:
1. Trẻ chậm tăng trưởng hay còi thường đi kèm với kén ăn/hay ăn lệch
Điều này là thông thường. Bé càng lớn thì sự kén ăn càng rõ rệt. Các bé kén ăn thì có nguy cơ cao lấy không đủ vitamin khoáng quan trọng (vitamin A, C, nhóm B) trong những giai đoạn tăng trưởng chiều cao vượt bậc. Cha mẹ nên biết món ăn nào bé thích, món nào không thích.
Trong nhóm này, món thích gọi là "món dụ", món không ăn gọi là "món nổ lực". Trung bình bạn cho bé ăn món nổ lực 1 bữa ăn/ngày hoặc tuần duy trì giới thiệu món nổ lực 4 bữa/tuần. Gọi là món nổ lực thì bạn phải làm nhiều sự khác lạ để giúp bé hứng thú. Có 3 cách:
- Thay đổi cách chế biến
- Nấu kèm món bé thích
- Giúp bé tham gia làm món đó
Trong khi thay đổi giúp bé làm quen với món nổ lực, nếu rơi vào các giai đoạn tăng trưởng chiều cao vượt bậc (trước 18 tháng tuổi, trước 3 tuổi và trước 5 tuổi), bạn có thể bổ sung những vitamin thiết yếu cho bé ở liều dự phòng để ngăn ngừa sự thiếu hụt.
2. Trẻ chậm tăng trưởng/còi thì khó ép ăn
Bạn được khuyên là nên tránh ép ăn với nhóm trẻ này. Bạn có thể lo lắng trẻ không ăn đủ nếu không ép. Nhưng, khoa học chứng minh càng ép thì bé càng khó ăn, và thiếu hụt dinh dưỡng cần hồi phục. Vậy bạn nên làm gì để bé không thiếu dinh dưỡng nếu không ép bé ăn?
- Chia nhỏ bữa ăn và ăn thường xuyên. Trẻ có thể ăn không cần theo bữa, ăn lắc nhắc mỗi lần cũng được. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những thực đơn cao năng lượng (ăn ít mà vẫn cung cấp đủ năng lượng) để giúp bé bù năng lượng cần.
- Hạn chế bánh kẹo và nước ngọt. Khuyến khích những thức ăn lành mạnh giàu năng lượng như phô mai, sữa chua, kem tươi, sữa nguyên kem và trái bơ.
- Giúp trẻ ăn những món theo cách chế biến lạ có thể làm trẻ hứng thú như mì, bún, có thêm sốt, có canh súp để húp, gà chiên giòn xé, xiên que trái cây.
- Giúp trẻ vận động hợp lí. Vận động sẽ làm trẻ tiêu hóa tốt và thèm ăn.
Để nhận định bé còi không thể quan sát bằng mắt thường mà cần có quá trình theo dõi sự tăng trưởng. (Ảnh minh họa)
Khái niệm "CÒI" thực sự là gì?
Còi hay nhỏ con, ốm yếu là những cụm từ mà nhiều cha mẹ ám chỉ những bé có chiều cao hoặc cân nặng thấp hơn các bé khác, thậm chí 1 số bé lộ xương sườn thì nhiều bậc phụ huynh gắn thêm "còi xương" cho bé.
Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện đang làm việc tại Bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh Quốc), để đánh giá sự "còi" là cần 1 quy trình đánh giá 3 tháng hoặc ít nhất là kiểm tra tỷ lệ trong lượng trong 1 thời điểm phát triển chiều cao vượt bậc.
Dưới đây là 2 cách theo dõi diễn biến chậm tăng trưởng, trước khi gọi là "còi":
- Nếu trẻ có chiều hướng giảm cân nặng trong 3 tháng gần nhất và chiều cao đứng hoặc giảm cùng với cân nặng thì có thể gọi là chậm tăng trưởng, chưa gọi là còi. Còi là giai đoạn sau của giai đoạn chậm tăng trưởng nếu kéo dài trên 6 tháng.
- Nếu trẻ tăng trưởng chậm hoặc giảm trong những thời điểm có sự phát triển chiều cao vượt bậc: trước 18 tháng tuổi, trước 3 tuổi, trước 5 tuổi và dậy thì bé gái và bé trai.
Can thiệp dinh dưỡng trong giai đoạn chậm tăng trưởng vẫn sẽ giúp trẻ phục hồi 100%, không để lại di chứng. Trong giai đoạn Còi thì tỷ lệ phục hồi sẽ thấp hơn và khó hơn vì sẽ gắn liền với mất hứng thú thức ăn, nhưng vẫn có thể phục hồi tốt nếu kết hợp liệu pháp dinh dưỡng và tâm lý trong hành vi ăn uống.
Tâm lý của người mẹ có con còi
Đôi lúc nhận định "còi" của những người xung quanh hoặc người không có chuyên môn dinh dưỡng có thể đẩy người mẹ xuống 1 cung bậc cảm xúc, tạm gọi là "ma trận của sợ hãi".
Càng ép bé ăn càng khiến bé sợ ăn. (Ảnh minh họa)
Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn có lần tham gia điều trị cho 1 người mẹ có con còi. Người mẹ này luôn cho rằng: "Con của em phát triển bình thường, nhưng tại sao mọi người gọi con còi". Anh nhận ra người mẹ rơi vào trạng thái "ma trận của sợ hãi". Bằng chứng là người mẹ có 1 tủ sách nấu ăn "giúp con ăn ngon miệng", nhìn thực đơn của bé: dày đặc những món bổ dưỡng" và góc bàn làm việc có quyển "giúp con thoát còi". Chương trình điều trị kéo dài 6 buổi, và trong đó 4 buổi người mẹ cần phải làm liệu pháp điều trị tâm lý về dinh dưỡng trẻ nhỏ, chỉ có 2 buổi thực sự can thiệp dinh dưỡng cho bé bởi vì thực tế bé phát triển bình thường, chỉ là kén ăn và ăn lệch.
Ví dụ này cho thấy: nếu người mẹ rơi càng sâu vào ma trận thì người mẹ phải đấu tranh với 2 nhân cách: 1 nhân cách bảo vệ con của bạn khỏi lời khen chê, 1 nhân cách tìm giải pháp vô hướng cho sự còi của trẻ. Những trạng thái này làm người mẹ rất "mệt" và đứa trẻ sẽ dễ gặp 1 vấn đề bệnh lý liên quan. Nhiều người mẹ ép trẻ ăn, cho trẻ ăn đồ ăn bổ dưỡng (yến sào, sữa ong chúa,...). hậu quả của những điều này có thể làm trẻ biếng ăn phức tạp.
Lời khuyên chuyên gia đưa ra là: Nếu bạn không muốn người vợ/con/bạn thân rơi vào ma trận của sợ hãi thì bạn không nên nói về "còi" với các bé. Tại sao? Bởi vì 1 chuyên gia dinh dưỡng cũng không dám nói bé còi nếu chỉ quan sát bé.
Giải pháp
Còi không phải là một điều ghê gớm và không còn cách giải quyết. Như đã đề cập ở trên, tùy theo mức độ chậm tăng trưởng mà tỷ lệ phục hồi là gần như hoàn toàn. Cha mẹ nếu có con thực sự chậm tăng trưởng hay còi thì nên lưu tâm những điều sau:
1. Trẻ chậm tăng trưởng hay còi thường đi kèm với kén ăn/hay ăn lệch
Điều này là thông thường. Bé càng lớn thì sự kén ăn càng rõ rệt. Các bé kén ăn thì có nguy cơ cao lấy không đủ vitamin khoáng quan trọng (vitamin A, C, nhóm B) trong những giai đoạn tăng trưởng chiều cao vượt bậc. Cha mẹ nên biết món ăn nào bé thích, món nào không thích.
Nên đa dạng thực đơn những món bé thích ăn để kích thích sự thèm ăn. (Ảnh minh họa)
Trong nhóm này, món thích gọi là "món dụ", món không ăn gọi là "món nổ lực". Trung bình bạn cho bé ăn món nổ lực 1 bữa ăn/ngày hoặc tuần duy trì giới thiệu món nổ lực 4 bữa/tuần. Gọi là món nổ lực thì bạn phải làm nhiều sự khác lạ để giúp bé hứng thú. Có 3 cách:
- Thay đổi cách chế biến
- Nấu kèm món bé thích
- Giúp bé tham gia làm món đó
Trong khi thay đổi giúp bé làm quen với món nổ lực, nếu rơi vào các giai đoạn tăng trưởng chiều cao vượt bậc (trước 18 tháng tuổi, trước 3 tuổi và trước 5 tuổi), bạn có thể bổ sung những vitamin thiết yếu cho bé ở liều dự phòng để ngăn ngừa sự thiếu hụt.
2. Trẻ chậm tăng trưởng/còi thì khó ép ăn
Bạn được khuyên là nên tránh ép ăn với nhóm trẻ này. Bạn có thể lo lắng trẻ không ăn đủ nếu không ép. Nhưng, khoa học chứng minh càng ép thì bé càng khó ăn, và thiếu hụt dinh dưỡng cần hồi phục. Vậy bạn nên làm gì để bé không thiếu dinh dưỡng nếu không ép bé ăn?
- Chia nhỏ bữa ăn và ăn thường xuyên. Trẻ có thể ăn không cần theo bữa, ăn lắc nhắc mỗi lần cũng được. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những thực đơn cao năng lượng (ăn ít mà vẫn cung cấp đủ năng lượng) để giúp bé bù năng lượng cần.
- Hạn chế bánh kẹo và nước ngọt. Khuyến khích những thức ăn lành mạnh giàu năng lượng như phô mai, sữa chua, kem tươi, sữa nguyên kem và trái bơ.
- Giúp trẻ ăn những món theo cách chế biến lạ có thể làm trẻ hứng thú như mì, bún, có thêm sốt, có canh súp để húp, gà chiên giòn xé, xiên que trái cây.
- Giúp trẻ vận động hợp lí. Vận động sẽ làm trẻ tiêu hóa tốt và thèm ăn.
Theo Khám Phá