Thongtinbinhduong.com Theo nhận định của các chuyên gia, phụ nữ sinh đẻ không được ăn đủ dưỡng chất nhất là axit folic có nguy cơ khiến con mắc bệnh não úng thủy.
Vì sao chế độ ăn có liên quan tới bệnh não úng thủy?
Theo Ths.BS Lê Nam Thắng, Phó Trưởng khoa Thần Kinh (Bệnh viện Nhi Trung ương), trẻ mắc não úng thủy do sự tắc nghẽn dẫn lưu thông thường của dịch não tủy từ trên não bộ xuống dưới tủy sống. Bệnh gây ra ứ trệ của dịch não tủy trên não theo thời gian nó có thể tổn thương tế bào não, tử vong hoặc có thể để lại di chứng suốt đời.
Tỷ lệ trẻ mắc não úng thủy ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể, trên thế giới có tỷ lệ khoảng 0,5-1/1000 trẻ sinh ra.
“Bệnh dễ gặp ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, ở những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Ở những vùng kinh tế khó khăn, chế độ ăn uống thiếu axit folic hoặc ở những vùng kém phát triển, bà mẹ không được chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng. Chế độ ăn thiếu axit folic là nguyên nhân gây ra dị tật ống thần kinh bẩm sinh và có nguy cơ gây ra bệnh não úng thủy”, bác sĩ Thắng nói.
Còn theo Ths. Bs Tạ Việt Cường (Bệnh viện phụ sản Hà Nội), phụ nữ mang thai thiếu axit folic trong 3 tháng đầu có nguy cơ gây nên bệnh não úng thủy ở trẻ sơ sinh. Axit folic rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào bào máu. Khi mang thai, nếu mẹ thiếu axit folic quá nhiều sẽ có nguy cơ sảy thai cao, sinh non, dễ mắc chứng rồi loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai.
“Não úng thủy có thể phát hiện ở tuần thứ 20 của thai kỳ thông qua hình ảnh siêu âm. Nếu thấy có yếu tố nguy cơ thì bác sĩ sẽ tư vấn cho sản phụ biết và theo dõi sau khi sinh”, bác sĩ Tạ Việt Cường cho hay.
Để phòng bệnh não úng thủy cho trẻ, phụ nữ dự định mang thai cần phải bổ sung axit folic. Trong quá mang thai, đặc biệt 3 tháng đầu, sản phụ cần phải được bổ sung axit folic đầy đủ ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.
Cách đo vòng đầu cho trẻ để phát hiện sớm
Ths. BS Lê Nam Thắng cho biết, não úng thủy có thể phát hiện sớm trong giai đoạn ở trong bụng mẹ. Sau sinh, dấu hiệu dễ nhìn thấy nhất là đầu to, thóp rộng, mắt nhìn xuống dưới. Qua siêu âm thóp có thể phát hiện sớm não úng thủy và dễ dàng phát hiện ở tuyến y tế huyện và tỉnh.
Cha mẹ có thể đo vòng đầu phát hiện sớm não úng thủy. Cách đo vòng đầu từ trên cung mày lên bờ trên 2 tai vòng ra phía sau đầu trẻ. Ngoài dấu hiệu đầu trẻ to một cách bất thường khi chăm sóc trẻ cần lưu ý triệu chứng nôn trớ nhiều, nôn vô căn không phụ thuộc bào bữa ăn, thóp mạch máu trên đầu giãn ra, mắt mặt trời nặn.
Trẻ bị não úng thủy chia làm 2 nguyên nhân nguyên nhân bẩm sinh (sinh ra đã có) và nguyên nhân do bệnh lý (u não, viêm màng não, chấn thương…). Trên thế giới chưa tìm thấy yếu tố di truyền trong căn bệnh não úng thủy.
“Não úng thủy nếu không được can thiệp sớm sẽ để lại biến chứng nặng nề, người bệnh có thể tàn phế hoặc tử vong. Trẻ nhỏ mắc não úng thủy được phát hiện sớm sẽ trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Não úng thủy là bệnh bán cấp cứu, phẫu thuật sớm sẽ rất tốt. Trên thế giới, bệnh nhi còn được can thiệp điều trị ngay từ trong bụng mẹ. Tại Việt Nam, sau khi trẻ ra đời tùy theo sức khỏe sẽ được can thiệp sớm nhất”, bác sĩ Thắng nói.
Theo Ths.BS Lê Nam Thắng, Phó Trưởng khoa Thần Kinh (Bệnh viện Nhi Trung ương), trẻ mắc não úng thủy do sự tắc nghẽn dẫn lưu thông thường của dịch não tủy từ trên não bộ xuống dưới tủy sống. Bệnh gây ra ứ trệ của dịch não tủy trên não theo thời gian nó có thể tổn thương tế bào não, tử vong hoặc có thể để lại di chứng suốt đời.
Tỷ lệ trẻ mắc não úng thủy ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể, trên thế giới có tỷ lệ khoảng 0,5-1/1000 trẻ sinh ra.
“Bệnh dễ gặp ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, ở những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Ở những vùng kinh tế khó khăn, chế độ ăn uống thiếu axit folic hoặc ở những vùng kém phát triển, bà mẹ không được chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng. Chế độ ăn thiếu axit folic là nguyên nhân gây ra dị tật ống thần kinh bẩm sinh và có nguy cơ gây ra bệnh não úng thủy”, bác sĩ Thắng nói.
Bệnh não úng thủy có thể phát hiện sớm bằng cách theo dõi vòng đầu trẻ nhỏ (Ảnh: internet)
Còn theo Ths. Bs Tạ Việt Cường (Bệnh viện phụ sản Hà Nội), phụ nữ mang thai thiếu axit folic trong 3 tháng đầu có nguy cơ gây nên bệnh não úng thủy ở trẻ sơ sinh. Axit folic rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào bào máu. Khi mang thai, nếu mẹ thiếu axit folic quá nhiều sẽ có nguy cơ sảy thai cao, sinh non, dễ mắc chứng rồi loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai.
“Não úng thủy có thể phát hiện ở tuần thứ 20 của thai kỳ thông qua hình ảnh siêu âm. Nếu thấy có yếu tố nguy cơ thì bác sĩ sẽ tư vấn cho sản phụ biết và theo dõi sau khi sinh”, bác sĩ Tạ Việt Cường cho hay.
Để phòng bệnh não úng thủy cho trẻ, phụ nữ dự định mang thai cần phải bổ sung axit folic. Trong quá mang thai, đặc biệt 3 tháng đầu, sản phụ cần phải được bổ sung axit folic đầy đủ ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.
Cách đo vòng đầu cho trẻ để phát hiện sớm
Ths. BS Lê Nam Thắng cho biết, não úng thủy có thể phát hiện sớm trong giai đoạn ở trong bụng mẹ. Sau sinh, dấu hiệu dễ nhìn thấy nhất là đầu to, thóp rộng, mắt nhìn xuống dưới. Qua siêu âm thóp có thể phát hiện sớm não úng thủy và dễ dàng phát hiện ở tuyến y tế huyện và tỉnh.
Cha mẹ có thể đo vòng đầu phát hiện sớm não úng thủy. Cách đo vòng đầu từ trên cung mày lên bờ trên 2 tai vòng ra phía sau đầu trẻ. Ngoài dấu hiệu đầu trẻ to một cách bất thường khi chăm sóc trẻ cần lưu ý triệu chứng nôn trớ nhiều, nôn vô căn không phụ thuộc bào bữa ăn, thóp mạch máu trên đầu giãn ra, mắt mặt trời nặn.
Trẻ bị não úng thủy chia làm 2 nguyên nhân nguyên nhân bẩm sinh (sinh ra đã có) và nguyên nhân do bệnh lý (u não, viêm màng não, chấn thương…). Trên thế giới chưa tìm thấy yếu tố di truyền trong căn bệnh não úng thủy.
“Não úng thủy nếu không được can thiệp sớm sẽ để lại biến chứng nặng nề, người bệnh có thể tàn phế hoặc tử vong. Trẻ nhỏ mắc não úng thủy được phát hiện sớm sẽ trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Não úng thủy là bệnh bán cấp cứu, phẫu thuật sớm sẽ rất tốt. Trên thế giới, bệnh nhi còn được can thiệp điều trị ngay từ trong bụng mẹ. Tại Việt Nam, sau khi trẻ ra đời tùy theo sức khỏe sẽ được can thiệp sớm nhất”, bác sĩ Thắng nói.
Dưới đây là bảng kích thước chu vi vòng đầu trung bình của bé từ 0 đến 36 tháng tuổi: 0 tháng tuổi – 34,8 cm 3 tháng tuổi – 40 cm 6 tháng tuổi – 42,4 cm 12 tháng tuổi – 45 cm 15 tháng tuổi – 45,8 cm 18 tháng tuổi – 46,5 cm 21 tháng tuổi – 47 cm 24 tháng tuổi – 47,5 cm 27 tháng tuổi – 47,8 cm 30 tháng tuổi – 48,2 cm 33 tháng tuổi – 48,4 cm 36 tháng tuổi – 48,6 cm |
Theo Em Đẹp