Thongtinbinhduong.com Trong khi ở Việt Nam, ngày tựu trường thống nhất là 5/9 hàng năm với các hoạt động truyền thống thì nhiều nước trên thế giới có những hoạt động rất vui nhộn, thú vị.
1. Indonesia: học sinh chỉ định làm một số việc cho nhà trường
Năm học mới bắt đầu từ giữa tháng 7 và kết thúc vào giữa tháng 6 năm sau, học sinh được nghỉ đông vào tháng 12 và nghỉ vào dịp lễ Eid, gồm có lễ Eid Al-Fitr (lễ xả chay) và lễ Eid Al-Adha (là lễ hiến sinh).
Ở Indonesia các học sinh mới sẽ được phân thành nhóm với 2 đến 3 anh chị khóa trên và được chỉ định làm một số công việc liên quan đến trường học. Điều này giúp các học sinh mới làm quen với nhau nhanh hơn.
Bậc tiểu học ở Indonesia dành cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi, trung học cơ sở từ 13 đến 15 tuổi, trung học phổ thông từ 16 đến 18 tuổi.
Các trường công lập miễn học phí, học sinh chỉ phải tự mua sắm sách vở và dụng cụ học tập cho năm học mới.
2. Anh: Không khai giảng, chỉ có lễ tổng kết
Nước Anh khai giảng vào tuần đầu tiên của tháng 9 hàng năm và kết thúc năm học vào đầu hoặc giữa tháng 6, và chính thức tổng kết vào giữa hoặc cuối tháng 7.
Các trường không tổ chức lễ khai giảng mà chỉ có lễ tổng kết, học sinh lên lớp bình thường.
3. Nhật Bản: Là dịp tự giới thiệu về mình
Năm học của Nhật Bản kéo dài từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau. Tuy năm học chính thức kết thúc từ tháng 3, nhưng học sinh chỉ được nghỉ khoảng 1,5 tháng từ cuối tháng 7 đến tháng 8.
Vào ngày tựu trường, học sinh Nhật Bản thường bắt đầu với màn giới thiệu bản thân với các bạn học, sau đó học sinh sẽ tập trung tại hội trường nghe giáo viên tự giới thiệu về mình. Học sinh tiểu học thường không phải mặc đồng phục.
Chương trình học của Nhật Bản cũng kéo dài 12 năm, từ 6 đến 12 tuổi là bậc tiểu học, từ 13 đến 15 tuổi là bậc trung học cơ sở, từ 16 đến 18 tuổi là bậc trung học phổ thông. Mỗi lớp có khoảng 40 học sinh.
Học sinh phải tự mua dụng cụ học tập, còn sách giáo khoa được nhà trường phát miễn phí.
Học sinh Nhật Bản cũng có lễ khai giảng dành cho các em học sinh mới vào đầu tháng 8. Lễ khai giảng thường được tổ chức ở phòng tập thể thao của trường. Thầy hiệu trưởng sẽ phát biểu khai mạc và chúc các em học sinh một năm học mới đầy hứng khởi và bổ ích.
Tiếp đến, một học sinh khóa trên (thường là hội trưởng hội học sinh), và một số vị khách khác cũng phát biểu. Các học sinh sau đó sẽ được giáo viên dẫn về lớp và phổ biến một số điều cho năm học mới.
4. Thổ Nhĩ Kỳ: học sinh mang hoa tặng thầy cô
Khai giảng diễn ra giữa tháng 9. Ngày khai giảng luôn luôn rơi vào thứ 2 giữa tháng đó. Năm học kết thúc vào thứ 6 giữa tháng 6. Ngày khai giảng, học sinh sẽ mặc áo động phục mới tinh, mang hoa đến tặng các thầy cô.
Ngày đầu tiên hầu như chỉ dành để làm quen lại sau kì nghỉ hè và chưa bắt đầu học ngay. Lễ khai giảng ở đây không quá long trọng so với lễ tổng kết cuối năm.
5. Ả Rập Saudi: thầy cô mang hoa và đồ ăn cho học sinh
Năm học mới bắt đầu vào cuối tháng 8 và kết thúc cuối tháng 4. Lễ khai giảng diễn ra hoành tráng trong vòng 3 ngày, trong ba ngày này học sinh làm quen và kết bạn với mọi người.
Trong dịp này, thầy cô mang hoa và cả đồ ăn đến cho các học sinh.
Học sinh không phải lên lớp mà chỉ tham gia các hoạt động để làm quen với trườn lớp trong ba ngày đầu năm học mới.
Ở Ả Rập Saudi, nam sinh và nữ sinh không học chung trường. Học sinh đi học từ khi lên 6 tuổi và phải học 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở và 3 năm trung học phổ thông.
Học sinh ở các bậc học khác nhau học trong các tòa nhà khác nhau nhưng nằm cùng một khu dân cư. Trường học thường dành cho dân cư lân cận và các bạn học không thay đổi suốt 12 năm học.
Mỗi lớp có khoảng 20 học sinh đối với tiểu học và 30 học sinh đối với các bậc học cao hơn. Tất cả nam sinh phải mặc một loại áo choàng trắng (trang phục truyền thống của Ả Rập Saudi) nhưng không có đồng phục riêng. Vào năm học mới, học sinh không cần mua sắm nhiều vì nhà trường cung cấp toàn bộ sách bút cho học sinh.
6. Mỹ: ngày tập hợp các đội bóng và đội cổ vũ
Tuy ở Mỹ không có ngày tựu trường hàng năm nhưng mọi người đều rất hào hứng chọn trang phục cho khai giảng. Học sinh không thuộc các trường tư không cần mặc đồng phục và thường đi mua sắm quần áo với bố mẹ trước cả tháng.
Năm học bắt đầu từ đầu tháng 8 và kết thúc vào giữa tháng 6. Ở các trường trung học phổ thông, khai giảng không có gì đặc biệt, nhưng trùng với đó là ngày tập hợp các đội bóng và đội cổ vũ.
Giáo viên mới sẽ phải giới thiệu về bản thân và chịu thử thách hoặc chơi trò chơi trước toàn thể mọi người.
7. Bulgaria: học sinh biểu diễn, đọc thơ và chơi
Theo truyền thống của người Bulgaria, vào ngày lễ khai giảng, cả thành phố sẽ đổ ra đường để chào mừng năm học mới.
Các học sinh tặng hoa cho thầy cô giáo, cùng với đó là các màn biểu diễn hát, phát biểu, đọc thơ, nhảy và chơi trò chơi. Các trò chơi ngộ nghĩnh với mục đích chính là giúp các học sinh quen với làm việc theo nhóm và kết bạn nhanh hơn, trước khi tất cả phải lên lớp ngồi ngay ngắn và giữ trật tự.
Điều đặc biệt là ngày 15 không phải là ngày tựu trường thực sự ở Bulgaria. Các học sinh không phải ngồi trong lớp, ghi chép bài vở theo cái tên gọi ‘ngày đầu đi học’. Ngày 15 thực chất chỉ là ngày lễ khai giảng chứ chưa thực sự khai giảng.
Năm học mới bắt đầu từ giữa tháng 7 và kết thúc vào giữa tháng 6 năm sau, học sinh được nghỉ đông vào tháng 12 và nghỉ vào dịp lễ Eid, gồm có lễ Eid Al-Fitr (lễ xả chay) và lễ Eid Al-Adha (là lễ hiến sinh).
Ở Indonesia các học sinh mới sẽ được phân thành nhóm với 2 đến 3 anh chị khóa trên và được chỉ định làm một số công việc liên quan đến trường học. Điều này giúp các học sinh mới làm quen với nhau nhanh hơn.
Bậc tiểu học ở Indonesia dành cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi, trung học cơ sở từ 13 đến 15 tuổi, trung học phổ thông từ 16 đến 18 tuổi.
Các trường công lập miễn học phí, học sinh chỉ phải tự mua sắm sách vở và dụng cụ học tập cho năm học mới.
2. Anh: Không khai giảng, chỉ có lễ tổng kết
Nước Anh khai giảng vào tuần đầu tiên của tháng 9 hàng năm và kết thúc năm học vào đầu hoặc giữa tháng 6, và chính thức tổng kết vào giữa hoặc cuối tháng 7.
Các trường không tổ chức lễ khai giảng mà chỉ có lễ tổng kết, học sinh lên lớp bình thường.
3. Nhật Bản: Là dịp tự giới thiệu về mình
Năm học của Nhật Bản kéo dài từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau. Tuy năm học chính thức kết thúc từ tháng 3, nhưng học sinh chỉ được nghỉ khoảng 1,5 tháng từ cuối tháng 7 đến tháng 8.
Vào ngày tựu trường, học sinh Nhật Bản thường bắt đầu với màn giới thiệu bản thân với các bạn học, sau đó học sinh sẽ tập trung tại hội trường nghe giáo viên tự giới thiệu về mình. Học sinh tiểu học thường không phải mặc đồng phục.
Chương trình học của Nhật Bản cũng kéo dài 12 năm, từ 6 đến 12 tuổi là bậc tiểu học, từ 13 đến 15 tuổi là bậc trung học cơ sở, từ 16 đến 18 tuổi là bậc trung học phổ thông. Mỗi lớp có khoảng 40 học sinh.
Học sinh phải tự mua dụng cụ học tập, còn sách giáo khoa được nhà trường phát miễn phí.
Học sinh Nhật Bản cũng có lễ khai giảng dành cho các em học sinh mới vào đầu tháng 8. Lễ khai giảng thường được tổ chức ở phòng tập thể thao của trường. Thầy hiệu trưởng sẽ phát biểu khai mạc và chúc các em học sinh một năm học mới đầy hứng khởi và bổ ích.
Tiếp đến, một học sinh khóa trên (thường là hội trưởng hội học sinh), và một số vị khách khác cũng phát biểu. Các học sinh sau đó sẽ được giáo viên dẫn về lớp và phổ biến một số điều cho năm học mới.
4. Thổ Nhĩ Kỳ: học sinh mang hoa tặng thầy cô
Khai giảng diễn ra giữa tháng 9. Ngày khai giảng luôn luôn rơi vào thứ 2 giữa tháng đó. Năm học kết thúc vào thứ 6 giữa tháng 6. Ngày khai giảng, học sinh sẽ mặc áo động phục mới tinh, mang hoa đến tặng các thầy cô.
Ngày đầu tiên hầu như chỉ dành để làm quen lại sau kì nghỉ hè và chưa bắt đầu học ngay. Lễ khai giảng ở đây không quá long trọng so với lễ tổng kết cuối năm.
5. Ả Rập Saudi: thầy cô mang hoa và đồ ăn cho học sinh
Năm học mới bắt đầu vào cuối tháng 8 và kết thúc cuối tháng 4. Lễ khai giảng diễn ra hoành tráng trong vòng 3 ngày, trong ba ngày này học sinh làm quen và kết bạn với mọi người.
Trong dịp này, thầy cô mang hoa và cả đồ ăn đến cho các học sinh.
Học sinh không phải lên lớp mà chỉ tham gia các hoạt động để làm quen với trườn lớp trong ba ngày đầu năm học mới.
Ở Ả Rập Saudi, nam sinh và nữ sinh không học chung trường. Học sinh đi học từ khi lên 6 tuổi và phải học 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở và 3 năm trung học phổ thông.
Học sinh ở các bậc học khác nhau học trong các tòa nhà khác nhau nhưng nằm cùng một khu dân cư. Trường học thường dành cho dân cư lân cận và các bạn học không thay đổi suốt 12 năm học.
Mỗi lớp có khoảng 20 học sinh đối với tiểu học và 30 học sinh đối với các bậc học cao hơn. Tất cả nam sinh phải mặc một loại áo choàng trắng (trang phục truyền thống của Ả Rập Saudi) nhưng không có đồng phục riêng. Vào năm học mới, học sinh không cần mua sắm nhiều vì nhà trường cung cấp toàn bộ sách bút cho học sinh.
6. Mỹ: ngày tập hợp các đội bóng và đội cổ vũ
Tuy ở Mỹ không có ngày tựu trường hàng năm nhưng mọi người đều rất hào hứng chọn trang phục cho khai giảng. Học sinh không thuộc các trường tư không cần mặc đồng phục và thường đi mua sắm quần áo với bố mẹ trước cả tháng.
Năm học bắt đầu từ đầu tháng 8 và kết thúc vào giữa tháng 6. Ở các trường trung học phổ thông, khai giảng không có gì đặc biệt, nhưng trùng với đó là ngày tập hợp các đội bóng và đội cổ vũ.
Giáo viên mới sẽ phải giới thiệu về bản thân và chịu thử thách hoặc chơi trò chơi trước toàn thể mọi người.
7. Bulgaria: học sinh biểu diễn, đọc thơ và chơi
Theo truyền thống của người Bulgaria, vào ngày lễ khai giảng, cả thành phố sẽ đổ ra đường để chào mừng năm học mới.
Các học sinh tặng hoa cho thầy cô giáo, cùng với đó là các màn biểu diễn hát, phát biểu, đọc thơ, nhảy và chơi trò chơi. Các trò chơi ngộ nghĩnh với mục đích chính là giúp các học sinh quen với làm việc theo nhóm và kết bạn nhanh hơn, trước khi tất cả phải lên lớp ngồi ngay ngắn và giữ trật tự.
Điều đặc biệt là ngày 15 không phải là ngày tựu trường thực sự ở Bulgaria. Các học sinh không phải ngồi trong lớp, ghi chép bài vở theo cái tên gọi ‘ngày đầu đi học’. Ngày 15 thực chất chỉ là ngày lễ khai giảng chứ chưa thực sự khai giảng.
Theo Thu Trang/Giadinhmoi.vn