Thongtinbinhduong.com Đi giày không đi tất dần trở thành xu hướng thời trang, nhưng hãy cẩn thận vì nó ẩn chứa nhiều hệ quả nguy hại hơn bạn tưởng.
"Đi giày mà không đi tất, thì thà đi đất còn hơn" - đây là câu nói vui vẫn được lưu truyền mà chẳng ai biết xuất hiện từ bao giờ. Nhưng trái ngược với thâm ý của câu nói, sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang đã đưa xu hướng đi giày không tất trở nên thực sự phổ biến, đặc biệt là với nam giới.
Lướt qua một vòng Facebook hay Instagram, bạn sẽ thấy tràn ngập hình ảnh sao hạng A có phong cách này.
Bradley Cooper, Ryan Gosling, Orlando Bloom, Jude Law, Cristiano Ronaldo... là ví dụ điển hình về những người bám rất sát xu hướng, kể cả đời thường lẫn các sự kiện chính thức.
Nhưng thói quen đi giày như vậy có tốt không? Sự thật thì không phải tự nhiên câu nói đầu bài được lưu truyền trong một thời gian dài, và đây là thói quen có thể để lại nhiều hậu quả không mấy tốt đẹp cho cơ thể bạn.
Emma Stevenson - chuyên gia về chân đến từ trường ĐH Podiatry (Mỹ) cho biết, số bệnh nhân đến gặp bà cũng tăng lên từng ngày, chủ yếu vì lý do mang giày dép quá chật, và vì đi giày mà không đi tất.
Bradley Cooper, Ryan Gosling, Orlando Bloom, Jude Law, Cristiano Ronaldo... là ví dụ điển hình về những người bám rất sát xu hướng, kể cả đời thường lẫn các sự kiện chính thức.
Nhưng thói quen đi giày như vậy có tốt không? Sự thật thì không phải tự nhiên câu nói đầu bài được lưu truyền trong một thời gian dài, và đây là thói quen có thể để lại nhiều hậu quả không mấy tốt đẹp cho cơ thể bạn.
Emma Stevenson - chuyên gia về chân đến từ trường ĐH Podiatry (Mỹ) cho biết, số bệnh nhân đến gặp bà cũng tăng lên từng ngày, chủ yếu vì lý do mang giày dép quá chật, và vì đi giày mà không đi tất.
Theo Stevenson, một bàn chân đi giày sẽ đổ khoảng nửa lít mồ hôi mỗi ngày (có thể nhiều hơn hoặc ít hơn). Bình thường, phần lớn sẽ được hấp thụ vào đôi tất bạn mang. Nhưng khi không còn tất nữa, mồ hôi sẽ nằm lại giày - thứ đa phần được làm từ những vật liệu khó thoát khí.
Hệ quả là đôi chân của bạn có thể dễ dàng biến thành "nông trại trồng nấm", hay còn gọi là bệnh "chân lực sĩ" (athlete's foot) - một dạng nấm bàn chân. Đó là chưa kể đến mùi hương... nồng nàn mỗi khi cởi giày ra nữa cơ.
Hệ quả là đôi chân của bạn có thể dễ dàng biến thành "nông trại trồng nấm", hay còn gọi là bệnh "chân lực sĩ" (athlete's foot) - một dạng nấm bàn chân. Đó là chưa kể đến mùi hương... nồng nàn mỗi khi cởi giày ra nữa cơ.
Một bàn chân nhiễm nấm đến nứt nẻ
"Tùy vào lượng mồ hôi trên chân, nếu như quá nhiều, bạn hoàn toàn có nguy cơ nhiễm nấm." - Stevenson cho biết.
"Nhiều loại giày ngày nay được làm từ vật liệu tổng hợp - những loại khó thoát khí. Việc giữ hơi ẩm ở một môi trường kín và nóng như vậy sẽ "giúp" vi khuẩn phát triển rất nhanh."
Nhưng đó chưa phải là tất cả. Việc đi giày không mang tất sẽ làm tăng lực ma sát giữa da chân và giày, dễ gây phồng rộp, tạo chai chân. Nếu như tạo thành những vết xước da, bạn thậm chí còn có nguy cơ nhiễm trùng.
Phải làm sao để hợp thời trang mà vẫn an toàn?
Nếu không muốn để lộ tất khi đi sneaker hoặc giày slip-on, giày da... bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các loại tất nửa bàn chân đang rất thịnh hành trên thị trường.
Còn trong trường hợp vẫn muốn đi giày mà không cần tất, bác sĩ Stevenson đưa ra một số lời khuyên như sau:
- Xịt lên chân một lớp chống khuẩn
- Không nên đi cùng một đôi giày cho tất cả các ngày trong tuần
- Mỗi lần đi giày mà không đi tất, nên để giày ở nơi khô thoáng trong vòng 48 tiếng để "triệt hạ" vi khuẩn.
- Sử dụng túi trà khô, hoặc gói hút ẩm để hút bớt lượng nước còn đọng trong giày.
- Rửa sạch và làm khô chân trước khi xỏ giày. Lặp lại điều đó sau khi tháo giày.
- Đừng đi những đôi giày quá chật, khiến bạn đau chân.
Theo Kênh 14 (Nguồn: Medical today, Telegraph)