Thongtinbinhduong.com Cách đây hơn 2.500 năm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng đề cập đến vấn đề ngoại tình và hệ lụy nghiêm trọng của nó.

Chuyện kể rằng, ngày nọ có một người đàn ông tìm đến thỉnh giáo Đức Đức Phật.

Người đàn ông: Thưa Đức Đức Phật thánh minh, con là một người đã có vợ nhưng con lại đang yêu say đắm một người đàn bà khác. Con thật không biết nên làm thế nào?

Đức Phật: Con có thể xác định được người đàn bà mình đang yêu bây giờ là người cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con không?

Người đàn ông: Thưa vâng.

Đức Phật: Bây giờ con nhìn 3 ngọn nến trong lư hương trước mặt xem ngọn nào sáng nhất?

Người đàn ông: Quả thật con không biết, hình như đều sáng như nhau.

Đức Phật: Ba ngọn nến ví như 3 người đàn bà. Một ngọn trong đó là người hiện giờ con đang yêu. Đông đảo chúng sinh, đàn bà đâu chỉ là mười triệu, trăm triệu…

Ngay đến một trong 3 ngọn nến, ngọn nào sáng nhất con cũng không biết, cũng không tìm được người con hiện đang yêu, thì làm sao con xác định được người đàn bà hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con?



Người đàn ông tìm đến thỉnh giáo Đức Đức Phật và nhận ra tỗi lỗi. Ảnh dẫn theo buddhanet.net

Người đàn ông: Con… Con…

Đức Phật: Bây giờ con hãy cầm một cây nến đặt trước mắt và để tâm nhìn xem ngọn nào sáng nhất?

Người đàn ông: Đương nhiên ngọn trước mặt sáng nhất.

Đức Phật: Bây giờ con đặt nó vào chỗ cũ, lại xem xem ngọn nào sáng nhất.

Người đàn ông: Quả thật con vẫn không nhìn ra ngọn nào sáng nhất.

Đức Phật: Thật ra cây nến con vừa cầm giống như người đàn bà cuối cùng con đang yêu hiện nay. Tình yêu nảy sinh từ trái tim, khi con cảm thấy yêu nó, để tâm ngắm nghía, con sẽ thấy nó sáng nhất. Nhưng khi con để nó vào chỗ cũ thì cảm giác đó cũng không còn, ngọn nến ấy cũng như những ngọn khác.

Thứ gọi là tình yêu cuối cùng và duy nhất của con chỉ là hoa trong gương, trăng dưới nước, suy cho cùng chỉ là con số không, một cuộc tình trống rỗng.

Người đàn ông: Con đã hiểu rồi thưa Đức Phật từ bi! Người thực sự đáng trân quý chính là người vợ hiện tại của con. Cô ấy chính là ngọn nến sáng nhất.


Đức Phật đã không ít lần nhắc nhở rằng người nữ phải luôn giữ gìn tiết hạnh và người nam không được sinh tâm tà dục. Ảnh dẫn theo wikipedia.org
***

Xét về khía cạnh hạnh phúc gia đình, cuộc sống vợ chồng, trong suốt quá trình giáo hóa của mình, Đức Phật đã không ít lần nhắc nhở rằng người nữ phải luôn giữ gìn tiết hạnh và người nam không được sinh tâm tà dục.

Ngài luôn đề cao sự thủy chung cũng như các quy chuẩn đạo đức trong xã hội. Sự gắn kết vợ chồng lại thường rất phức tạp và khác biệt so với những mối quan hệ xã hội khác. Nó là sự gắn kết giữa người nam và người nữ từ lúc lấy nhau cho đến lúc lìa đời. Để giữ vững mối quan hệ đó, Đức Phật đã đặt ra một trong năm giới cấm đối với đệ tử tại gia, chính là cấm tà dâm.

Ngoại tình chính là một biểu hiện của tà dâm. Người có tâm tà dâm thì hành vi, lời nói cũng không thể đoan chính, đứng đắn. Tà dâm mang lại khoái cảm nhất thời nhưng để lại hệ lụy khôn lường. Phật gia dạy rằng, người khi sống tà dâm thì lúc chết đi, xuống địa ngục phải chịu rất nhiều cực hình, thậm chí bị đày đến địa ngục vô gián, là địa ngục ở tầng sâu nhất, một khi vào là sinh mệnh sẽ phải chịu cảnh khổ đau mãi mãi, không lúc nào ngừng (vô gián), cũng không có cơ hội đầu thai.

Câu chuyện về 3 ngọn nến của Đức Phật phía trên đã nói rất rõ một đạo lý. Trong đời, không phải lúc nào người ta cũng biết được rằng ai là người mình yêu thương, gắn bó nhất. Tình cảm là một thứ ảo mộng, vốn không hề dễ nắm bắt. Đã không thể tìm được người mà mình yêu nhiều nhất, cớ sao không biết trân trọng người ở gần mình nhất và yêu thương mình nhất?

Rất nhiều người chỉ vì cảm xúc nhất thời mà đánh đổi lấy hạnh phúc chân chính của gia đình mình. Họ không biết rằng ngoại tình sẽ để lại hậu quả khôn lường, không những gia đình tan vỡ mà thanh danh sự nghiệp cũng tiêu tan.


Đã không thể tìm được người mà mình yêu nhiều nhất, cớ sao không biết trân trọng người ở gần mình nhất và yêu thương mình nhất? Ảnh dẫn theo youtube.com

Dưới đây là một câu chuyện khác về quả báo ngoại tình rất đáng để chúng ta suy ngẫm:

Bùi Chương, sống ở Hà Đông, tỉnh Sơn Tây. Cha ông có người bạn thân là một vị hòa thượng rất được kính trọng. Hòa thượng này biết xem tướng và đoán vận mệnh rất giỏi. Một lần no,̣ ông có xem vận mệnh cho Bùi Chương. Theo lời của nhà sư, Bùi Chương có trán tròn và đầy đặn, là tướng phú quý, tài mệnh hanh thông.

Bùi Chương cưới một người đàn bà họ Lý. Một thời gian sau, ông lên đường nhậm chức ở Thái Nguyên, để vợ ở nhà. Vài năm sau, nhà sư đó rất ngạc nhiên khi gặp lại Bùi Chương lần nữa. Nhà sư thốt lên: “Mấy năm trước đây, khi xem tướng cho ông, tôi có nói là ông sẽ đạt được danh vọng và giàu sang. Mới vài năm trôi qua, không hiểu tại sao vận mệnh của ông đã trở nên xấu tệ thế này? Ông đã có trán tròn đầy nhưng bây giờ đã bị lõm xuống! Tôi còn thấy vết đen trong hai lòng bàn tay của ông. Đó đều là điềm báo nguy đến sinh mạng, ông phải hết sức coi chừng. Tướng mạo biến đổi như thế, chắc chắn rằng ông đã làm việc gì trái với đạo lý luân thường”.

Sau khi nghe lời cảnh cáo, Bùi Chương bắt đầu hồi tưởng về hành vi của mình trong những năm qua ở Thái Nguyên. Ông thú nhận rằng mình đã ngoại tình, có quan hệ bất chính với một người phụ nữ, ngoài đó ra không làm gì khác trái lương tâm. Nhà sư thở dài và nói với ông: “Đáng lẽ ông có được tương lai tốt đẹp nhưng lại không biết cách gìn giữ nó. Chuyện ngoại tình đã hủy hoại vận tốt của ông. Thật là tội nghiệp!”.


Đáng lẽ có được tương lai tốt đẹp nhưng lại không biết cách gìn giữ nó lỡ ngoại tình đã hủy hoại vận tốt. Ảnh dẫn theo wikipedia.org

Một thời gian ngắn sau đó, Bùi Chương gặp phải tai họa chết người như lời tiên đoán của nhà sư.

Hãy cùng ngẫm lại những câu chuyện trên để rút ra bài học về sự “mất” và “được” khi ngoại tình. Kiểm lại nội tâm mình, thành thật với chính mình, hãy xem chúng ta sợ nhất điều gì khi trót lỡ đi lệch lạc trong các mối quan hệ? Có lẽ con người hiện đại ngày nay chỉ sợ duy nhất một điều là… bị phát giác!

Nỗi sợ ấy bắt nguồn từ tâm lý sợ bị tổn thất thanh danh, sợ bị người đời đánh giá, căn bản không phải là cái sợ được ước thúc từ đạo đức, luân lý. Khi các giá trị đạo đức truyền thống bị phá vỡ, con người sẽ dám làm những điều tưởng chừng như bại hoại, ghê gớm nhất. Phật gia giảng: “Vạn ác dâm vi thủ” (trong vạn cái ác, tà dâm đứng đầu) không phải là không có lý do vậy!

Mới hay:

Thiện căn giữ lấy một lòng
Hồi tâm hướng Phật sống trong phúc dày
Ví bằng hành ác nghiệp tai
Chín tầng địa ngục hỏi ai thoát nào?


Chân Tâm
http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/duc-phat-day-nguoi-ngoai-tinh-se-phai-ganh-qua-bao-vo-cung-nang-ne-thong-kho.html