Thongtinbinhduong.com Trong quá trình mang thai, tâm trạng của người phụ nữ có thể thay đổi thất thường dẫn đến trầm cảm.
- Khi tôi nói tôi bị trầm cảm, không ai tin!
- 2 lần trầm cảm sau sinh, người phụ nữ quẫn trí tìm đến cái chết bi thương
- Trầm cảm khi mang thai dấu hiệu và cách khắc phục
- Người phụ nữ nhảy lầu tự tử tại tầng 20 chung cư Văn Khê: Nạn nhân có biểu hiện tâm lý không bình thường
- Mẹ trầm cảm bế con trai nhảy từ tầng 25 chung cư xuống chết thảm
- Tin được không, không chỉ phụ nữ mà đàn ông cũng bị trầm cảm sau khi vợ sinh
- Không chỉ do tâm lý, đây mới là nguyên nhân khiến phụ nữ bị trầm cảm sau sinh
- Phụ nữ ạ, nếu bế tắc muốn chết, xin hãy chết 1 mình, đừng nhẫn tâm tước bỏ mạng sống của con vô tội!
- Không muốn trầm cảm sau sinh, các bà bầu nên sớm biết những điều này
Mới đây, tại KĐT Văn Khê (Hà Đông, Hà Nội), một thai phụ 7 tháng tên L. nhảy lầu từ tầng 16 tòa CT4 dẫn đến tử vong. Được biết thai phụ kinh tế khá giả, ở riêng không có áp lực sống chung với bố mẹ chồng. Nguyên nhân ban đầu cái chết của thai phụ L. được nghi ngờ có thể là do bị trầm cảm.
Nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh có khoảng 10% phụ nữ bị trầm cảm trong quá trình mang thai. Điều này đồng nghĩa với việc cứ 10 người mang thai sẽ có một người bị mắc trầm cảm với các mức độ khác nhau. Tỷ lệ trầm cảm khi mang thai ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể.
Ths. BS Tạ Việt Cường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho hay phụ nữ khi mang thai phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm, tai biến về sức khỏe. Trong quá trình mang thai sẽ phải đối mặt với những biến động tâm lý, mệt mỏi, ốm nghén, vui buồn lẫn lộn, lo lắng thái quá…
“Sau sinh, phụ nữ bị trầm cảm cao hơn so với quá trình mang thai do có những áp lực về chăm sóc con nhỏ, trách nhiệm vai trò làm mẹ... Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, phụ nữ cũng sẽ có nguy cơ mắc phải trầm cảm nhất định”, bác sĩ Cường nói.
Nguyên nhân gây ra trầm cảm trong quá trình mang thai là do quá trình gia tăng đột ngột của hóc môn nội tiết estrogen ra để nuôi dưỡng thai nhi. Sự gia tăng hóc môn nội tiết một cách đột ngột ảnh hưởng tới tất cả phụ nữ khi có thai. Nó khiến cho người phụ nữ trở nên nhạy cảm. Đây là lý do vì sao phụ nữ mang thai hơn dễ bực tức, vui, buồn, mệt mỏi, mất sức… Trong trường hợp này nếu người phụ nữ không nhận được sự thông cảm từ chồng và gia đình họ sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, không được ai quan tâm. Nặng hơn nữa sản phụ có thể nghĩ tới cái chết.
“Ngoài yếu tố sinh lý làm gia tăng bệnh trầm cảm ở phụ nữ thì trầm cảm khi mang thai sẽ dễ mắc hơn ở những đối tượng nhất định”, Bác sĩ Cường nói.
Ví dụ, trầm cảm khi mang thai có thể đến từ những trục trặc của hai vợ chồng (mâu thuẫn gia đình, hôn nhân không hạnh phúc, có con ngoài ý muốn, có con không theo giới tính mong muốn…). Bên cạnh đó, những khó khăn về tài chính có thể làm cho người phụ nữ mang thai lo lắng suy nghĩ nhiều hơn. Người phụ nữ sống phụ thuộc vào chồng hoặc sống chung với mẹ chồng mà có mâu thuẫn.
Trầm cảm trong thai kỳ có thể xảy ra ở người liên tiếp sảy thai nhiều lần, người lo lắng không thể giữ được con, hoặc ở những thai phụ có bố mẹ, anh, chị, em đã từng bị trầm cảm.
Theo các chuyên gia về trầm cảm, một số triệu chứng để nhận biết người phụ nữ mắc trầm cảm khi đang mang thai như rất hay lo lắng dễ khóc hoặc hay khóc một mình, khả năng tập trung kém hay cáu kỉnh và tức giận vô cớ. Dấu hiệu rõ ràng nhất là phụ nữ mang thai khó ngủ hoặc không thể ngủ được dù tinh thần rất thoải mái. Chị em cảm thấy mất đi hứng thú thú với công việc xung quanh, thường xuyên mệt mỏi.
Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy dấu hiệu của bệnh trầm cảm:
- Khả năng tập trung kém
- Lo lắng
- Rất dễ cáu kỉnh
- Rối loạn giấc ngủ
- Mệt mỏi quá mức hoặc không dứt
- Lúc nào cũng thèm ăn hoặc chẳng muốn ăn gì
- Không cảm thấy thích thú, hào hứng hay vui vẻ với bất cứ thứ gì
- Buồn bã không dứt
Các triệu chứng trên nếu kéo dài trên 2 tuần thì sản phụ nên đi khám.
Nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh có khoảng 10% phụ nữ bị trầm cảm trong quá trình mang thai. Điều này đồng nghĩa với việc cứ 10 người mang thai sẽ có một người bị mắc trầm cảm với các mức độ khác nhau. Tỷ lệ trầm cảm khi mang thai ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể.
Trầm cảm khi mang thai ảnh hưởng bởi yếu tố sinh lý
Ths. BS Tạ Việt Cường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho hay phụ nữ khi mang thai phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm, tai biến về sức khỏe. Trong quá trình mang thai sẽ phải đối mặt với những biến động tâm lý, mệt mỏi, ốm nghén, vui buồn lẫn lộn, lo lắng thái quá…
“Sau sinh, phụ nữ bị trầm cảm cao hơn so với quá trình mang thai do có những áp lực về chăm sóc con nhỏ, trách nhiệm vai trò làm mẹ... Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, phụ nữ cũng sẽ có nguy cơ mắc phải trầm cảm nhất định”, bác sĩ Cường nói.
Nguyên nhân gây ra trầm cảm trong quá trình mang thai là do quá trình gia tăng đột ngột của hóc môn nội tiết estrogen ra để nuôi dưỡng thai nhi. Sự gia tăng hóc môn nội tiết một cách đột ngột ảnh hưởng tới tất cả phụ nữ khi có thai. Nó khiến cho người phụ nữ trở nên nhạy cảm. Đây là lý do vì sao phụ nữ mang thai hơn dễ bực tức, vui, buồn, mệt mỏi, mất sức… Trong trường hợp này nếu người phụ nữ không nhận được sự thông cảm từ chồng và gia đình họ sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, không được ai quan tâm. Nặng hơn nữa sản phụ có thể nghĩ tới cái chết.
“Ngoài yếu tố sinh lý làm gia tăng bệnh trầm cảm ở phụ nữ thì trầm cảm khi mang thai sẽ dễ mắc hơn ở những đối tượng nhất định”, Bác sĩ Cường nói.
Ví dụ, trầm cảm khi mang thai có thể đến từ những trục trặc của hai vợ chồng (mâu thuẫn gia đình, hôn nhân không hạnh phúc, có con ngoài ý muốn, có con không theo giới tính mong muốn…). Bên cạnh đó, những khó khăn về tài chính có thể làm cho người phụ nữ mang thai lo lắng suy nghĩ nhiều hơn. Người phụ nữ sống phụ thuộc vào chồng hoặc sống chung với mẹ chồng mà có mâu thuẫn.
Trầm cảm trong thai kỳ có thể xảy ra ở người liên tiếp sảy thai nhiều lần, người lo lắng không thể giữ được con, hoặc ở những thai phụ có bố mẹ, anh, chị, em đã từng bị trầm cảm.
Theo các chuyên gia về trầm cảm, một số triệu chứng để nhận biết người phụ nữ mắc trầm cảm khi đang mang thai như rất hay lo lắng dễ khóc hoặc hay khóc một mình, khả năng tập trung kém hay cáu kỉnh và tức giận vô cớ. Dấu hiệu rõ ràng nhất là phụ nữ mang thai khó ngủ hoặc không thể ngủ được dù tinh thần rất thoải mái. Chị em cảm thấy mất đi hứng thú thú với công việc xung quanh, thường xuyên mệt mỏi.
Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy dấu hiệu của bệnh trầm cảm:
- Khả năng tập trung kém
- Lo lắng
- Rất dễ cáu kỉnh
- Rối loạn giấc ngủ
- Mệt mỏi quá mức hoặc không dứt
- Lúc nào cũng thèm ăn hoặc chẳng muốn ăn gì
- Không cảm thấy thích thú, hào hứng hay vui vẻ với bất cứ thứ gì
- Buồn bã không dứt
Các triệu chứng trên nếu kéo dài trên 2 tuần thì sản phụ nên đi khám.
Theo Ngọc Minh/ Emdep.vn