Thongtinbinhduong.com Tôi thấy các chị em đang sốt sình sịch bảo nhau, muốn biết lòng dạ đàn ông, hãy đến khoa sản, chờ khi vợ họ đẻ…
Tôi thì đi ngược dòng dư luận, tôi thấy ý nghĩ ấy thật là phiến diện. Bởi tôi đã chứng kiến chồng mình ở bên cạnh mình trong nhiều dấu mốc cuộc đời, cũng quan trọng như khi sinh con.
Đầu tiên, ai cũng hiểu, phụ nữ khi vượt cạn là lúc quan trọng nhất. Khi đó, mọi người phụ nữ đều trở nên yếu đuối ở cái nơi được mệnh danh là “cửa mả”. Đương nhiên, khi yếu đuối nhất, phụ nữ luôn tìm đến một nơi bấu víu, đó là chồng, là mẹ đẻ. Nhưng tôi thì phát ngán với việc cả nhà rồng rắn kéo nhau vào viện, chờ đợi bà mẹ sinh ra các cậu ấm cô chiêu, bảo sao mấy khu viện Sản lúc nào cũng chật cứng người.
Đứa con thứ nhất tôi sinh ở một bệnh viện công. Vì ít kinh nghiệm, lại vốn quen được chiều chuộng, nên từ lúc chuyển dạ đến lúc sinh con xong, lúc nào tôi cũng bắt chồng tôi kè kè bên cạnh. Nhất là những lúc đau đẻ, tôi kêu gào, thậm chí cắn cả vào tay chồng… Những điều mà sau này tôi nghĩ lại, thấy mình quá… khủng khiếp, còn chồng mình thì quá lành hiền. Có lẽ anh cũng ý thức được việc anh không phải là người khéo léo, biết việc nhà nhiều, nhất lại là việc chửa đẻ của phụ nữ, nên anh luôn tìm cách làm hài lòng tôi bằng việc “nói gì thì làm nấy”.
Tức là nếu tôi bảo anh đỡ tôi, thì anh đỡ, bảo bế con để tôi ngủ, thì anh bế, hay bảo tôi muốn ăn cái này, uống cái kia… anh đều làm. Anh làm mọi thứ vô điều kiện, đến mức mà tôi thấy phát ngán. Mãi về sau anh mới thú thực với tôi: “Không phải đàn ông nào cũng có năng khiếu chăm sóc vợ đẻ, em ạ”. Tôi cũng thấy chẳng sai tí nào, cũng không hề bực dọc vì câu nói ấy.
Hơn 3 tháng sau khi sinh con, tôi thì béo mầm, còn chồng thì tiều tụy đi trông thấy. Bởi anh nhận việc thức đêm trông con, thay vì thực hiện các việc khác, vẫn với lý do, không có năng khiếu, chỉ làm các việc tay chân, dùng sức. Bỗng một ngày, tôi nhìn thấy trên đầu chồng mình có sợi tóc bạc, dù năm nay anh mới 30 tuổi, đôi mắt anh trũng xuống, thâm đen…
Đó cũng là lúc tôi như thức tỉnh. Tôi thấy xót xa vô hạn. Phụ nữ hay đi trách đàn ông vô tâm, nhưng có bao nhiều phụ nữ cũng vô tâm như tôi? Coi việc chồng mình phải phụng sự mình trong lúc chửa đẻ là điều đương nhiên, coi việc đó như là điều để chứng tỏ, đó là người chồng tuyệt vời. Vậy thì bạn đã nhầm! Nhầm lớn rồi. Tôi có nghe nói đến câu chuyện những người đàn ông mắc trầm cảm sau khi vợ sinh, bởi có lẽ họ cũng bị lôi vào một vòng luẩn quẩn với những than phiền, âu lo của người vợ. Đến đây tôi muốn hỏi, có người phụ nữ nào đang tâm nhìn chồng mình gầy gò, tiều tụy đi không?
Đứa con thứ hai, tôi đã lựa chọn sinh ở một bệnh viện tư. Ở đó, mọi quy trình chăm sóc từ trước sinh đến sau sinh đều có sự hỗ trợ của y tá và nữ hộ sinh. Chồng tôi chỉ việc đưa tôi đến bệnh viện và chờ lúc đón tay con, chứ không căng thẳng như lần vượt cạn đầu tiên của tôi. Sau khi tôi sinh, chồng cũng không phải chạy long xòng xọc đi mua đồ ăn, rồi lo thuê người tắm cho con, lo đi mua bỉm, mua sữa… Khi ấy, chồng tôi đã 37 tuổi, nhưng đón đứa con lần thứ hai này, tôi có cảm giác anh còn trẻ hơn như làm bố lần đầu, có lẽ bởi anh không phải quá vất vả với chuyện bỉm sữa nữa.
Tôi kể câu chuyện của mình ra, nhiều người sẽ nói, đó là do gia đình tôi có điều kiện, nên chồng bớt việc. Không hề như thế, bởi dù có điều kiện hay không, thì áp lực của các bà vợ khi sinh nở lên các ông chồng của mình đều là như nhau mà thôi. Riêng tôi, tôi chọn cho mình cách đơn giản nhất để hòa hợp, tôi không phải ấm ức vì chuyện chồng chẳng quan tâm, hay chẳng biết làm gì…
Sâu thẳm trong mỗi người đàn ông, tự gia đình, với vợ, cn đã là điều quan trọng nhất. Chẳng có cớ gì để khi vợ sinh con họ không muốn quan tâm, chăm sóc. Nhưng có những ông chồng, vốn sinh ra đã không có năng khiếu để làm những việc liên quan đến gia đình, chứ không hẳn là họ vô tâm. Nhiều đàn ông nghĩ rằng, vai trò của mình là trụ cột gia đình, kiếm tiền để vợ con có cuộc sống đầy đủ, còn việc nuôi con, tề gia là của vợ. Ý nghĩ ấy cũng đáng yêu đấy chứ? Thế nên đừng vội nghĩ đàn ông không biết chăm vợ sinh đẻ là đàn ông tồi. Cuộc sống của những người phụ nữ như chúng ta, cả con chúng ta đâu thiếu chồng được chứ. Cuộc sống sẽ thanh thản hơn nếu như chúng ta bớt đi những đay nghiến, dằn vặt…
Đầu tiên, ai cũng hiểu, phụ nữ khi vượt cạn là lúc quan trọng nhất. Khi đó, mọi người phụ nữ đều trở nên yếu đuối ở cái nơi được mệnh danh là “cửa mả”. Đương nhiên, khi yếu đuối nhất, phụ nữ luôn tìm đến một nơi bấu víu, đó là chồng, là mẹ đẻ. Nhưng tôi thì phát ngán với việc cả nhà rồng rắn kéo nhau vào viện, chờ đợi bà mẹ sinh ra các cậu ấm cô chiêu, bảo sao mấy khu viện Sản lúc nào cũng chật cứng người.
Ảnh minh họa.
Đứa con thứ nhất tôi sinh ở một bệnh viện công. Vì ít kinh nghiệm, lại vốn quen được chiều chuộng, nên từ lúc chuyển dạ đến lúc sinh con xong, lúc nào tôi cũng bắt chồng tôi kè kè bên cạnh. Nhất là những lúc đau đẻ, tôi kêu gào, thậm chí cắn cả vào tay chồng… Những điều mà sau này tôi nghĩ lại, thấy mình quá… khủng khiếp, còn chồng mình thì quá lành hiền. Có lẽ anh cũng ý thức được việc anh không phải là người khéo léo, biết việc nhà nhiều, nhất lại là việc chửa đẻ của phụ nữ, nên anh luôn tìm cách làm hài lòng tôi bằng việc “nói gì thì làm nấy”.
Tức là nếu tôi bảo anh đỡ tôi, thì anh đỡ, bảo bế con để tôi ngủ, thì anh bế, hay bảo tôi muốn ăn cái này, uống cái kia… anh đều làm. Anh làm mọi thứ vô điều kiện, đến mức mà tôi thấy phát ngán. Mãi về sau anh mới thú thực với tôi: “Không phải đàn ông nào cũng có năng khiếu chăm sóc vợ đẻ, em ạ”. Tôi cũng thấy chẳng sai tí nào, cũng không hề bực dọc vì câu nói ấy.
Hơn 3 tháng sau khi sinh con, tôi thì béo mầm, còn chồng thì tiều tụy đi trông thấy. Bởi anh nhận việc thức đêm trông con, thay vì thực hiện các việc khác, vẫn với lý do, không có năng khiếu, chỉ làm các việc tay chân, dùng sức. Bỗng một ngày, tôi nhìn thấy trên đầu chồng mình có sợi tóc bạc, dù năm nay anh mới 30 tuổi, đôi mắt anh trũng xuống, thâm đen…
Đó cũng là lúc tôi như thức tỉnh. Tôi thấy xót xa vô hạn. Phụ nữ hay đi trách đàn ông vô tâm, nhưng có bao nhiều phụ nữ cũng vô tâm như tôi? Coi việc chồng mình phải phụng sự mình trong lúc chửa đẻ là điều đương nhiên, coi việc đó như là điều để chứng tỏ, đó là người chồng tuyệt vời. Vậy thì bạn đã nhầm! Nhầm lớn rồi. Tôi có nghe nói đến câu chuyện những người đàn ông mắc trầm cảm sau khi vợ sinh, bởi có lẽ họ cũng bị lôi vào một vòng luẩn quẩn với những than phiền, âu lo của người vợ. Đến đây tôi muốn hỏi, có người phụ nữ nào đang tâm nhìn chồng mình gầy gò, tiều tụy đi không?
Đứa con thứ hai, tôi đã lựa chọn sinh ở một bệnh viện tư. Ở đó, mọi quy trình chăm sóc từ trước sinh đến sau sinh đều có sự hỗ trợ của y tá và nữ hộ sinh. Chồng tôi chỉ việc đưa tôi đến bệnh viện và chờ lúc đón tay con, chứ không căng thẳng như lần vượt cạn đầu tiên của tôi. Sau khi tôi sinh, chồng cũng không phải chạy long xòng xọc đi mua đồ ăn, rồi lo thuê người tắm cho con, lo đi mua bỉm, mua sữa… Khi ấy, chồng tôi đã 37 tuổi, nhưng đón đứa con lần thứ hai này, tôi có cảm giác anh còn trẻ hơn như làm bố lần đầu, có lẽ bởi anh không phải quá vất vả với chuyện bỉm sữa nữa.
Ảnh minh họa.
Tôi kể câu chuyện của mình ra, nhiều người sẽ nói, đó là do gia đình tôi có điều kiện, nên chồng bớt việc. Không hề như thế, bởi dù có điều kiện hay không, thì áp lực của các bà vợ khi sinh nở lên các ông chồng của mình đều là như nhau mà thôi. Riêng tôi, tôi chọn cho mình cách đơn giản nhất để hòa hợp, tôi không phải ấm ức vì chuyện chồng chẳng quan tâm, hay chẳng biết làm gì…
Sâu thẳm trong mỗi người đàn ông, tự gia đình, với vợ, cn đã là điều quan trọng nhất. Chẳng có cớ gì để khi vợ sinh con họ không muốn quan tâm, chăm sóc. Nhưng có những ông chồng, vốn sinh ra đã không có năng khiếu để làm những việc liên quan đến gia đình, chứ không hẳn là họ vô tâm. Nhiều đàn ông nghĩ rằng, vai trò của mình là trụ cột gia đình, kiếm tiền để vợ con có cuộc sống đầy đủ, còn việc nuôi con, tề gia là của vợ. Ý nghĩ ấy cũng đáng yêu đấy chứ? Thế nên đừng vội nghĩ đàn ông không biết chăm vợ sinh đẻ là đàn ông tồi. Cuộc sống của những người phụ nữ như chúng ta, cả con chúng ta đâu thiếu chồng được chứ. Cuộc sống sẽ thanh thản hơn nếu như chúng ta bớt đi những đay nghiến, dằn vặt…
Theo Em Đẹp