Thongtinbinhduong.com Uống bột giun, bột cóc, ăn cua sống hiện nay là những phương pháp điều trị ung thư được nhiều người truyền miệng và làm theo. Tuy nhiên, các bác sĩ đã có khuyến cáo, việc làm này gây nguy hiểm tính mạng.
Gần đây, trên một số diễn đàn về phòng chống ung thư, nhiều người đã truyền nhau “bí quyết” chữa bệnh ung thư bằng cách ăn cua sống, nuốt mật cóc sống, uống bột giun, uống nước lá đu đủ, bồ công anh... Tuy nhiên, các chuyên gia ung bướu cảnh báo, đó là những bài thuốc truyền miệng vô cùng mạo hiểm, đặt cược với tính mạng.
Chia sẻ với báo chí, TS.BS Phạm Thị Việt Hương, bệnh viện K Trung ương cho biết, đó là những "bài thuốc" phản khoa học. "Trong cua sống, giun, cóc chẳng có chất gì giúp chống ung thư. Ngược lại, nếu nhai cua sống, người bệnh đã hồn nhiên đưa ký sinh trùng, vi sinh vật, vi khuẩn vào người, dễ dẫn đến tiêu chảy, hoặc các bệnh khác có thể gây nguy hiểm cho tính mạng", TS. Hương cảnh báo.
TS. Hương cho biết thêm, trong quá trình điều trị, dù chị đã tư vấn cho người bệnh rất kỹ nhưng nhiều lần phải chứng kiến bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch khi chữa khắp các thầy lang, bà mế với những bài thuốc lá.
Điển hình, có trường hợp trẻ mắc ung thư đang điều trị tại khoa Nhi, bệnh viện K Trung ương nhưng mẹ của bé vẫn ngấm ngầm cho con uống thuốc lá vô tội vạ. Đến khi xét nghiệm men gan lên đến 800 U/L, bác sĩ gặng hỏi nhưng người mẹ nhất quyết không nói thật.
Trên trang Facebook cá nhân, vị bác sĩ này cũng chia sẻ, trước đây chị từng điều trị cho bệnh nhân Kiên Ng. ung thư xương đùi trái, đã tháo khớp háng và điều trị 6 đợt hóa chất theo phác đồ và ra viện hơn 4 năm. Khi ra viện, bệnh nhân được đánh giá là không có tổn thương gì. Cháu bé sức khỏe ổn định, về tiếp tục cuộc sống và thực hiện ước mơ thi đại học.
Chuyện không có gì đáng nói cho đến khi lên khám lại, cháu Ng. chia sẻ với bác sĩ rằng: "Bác ơi, có cái bà lang ở Hòa Bình cho con uống thuốc. Bà ấy tốt lắm. Nếu bệnh nhân nghèo thì bà ấy cho miễn phí hoặc lấy rẻ thôi. Bác có anh chị nào ở khoa mình mà cần thì cứ bảo gọi cho mẹ con, mẹ con cho số điện thoại và địa chỉ. Bà ấy chỉ cần uống thuốc xong thì viết thư cảm ơn".
Theo TS.Hương, chị không đả phá những thầy thuốc Đông y chân chính có những bài thuốc thực sự tốt, thậm chí ít nhiều có tác dụng hỗ trợ ung thư. Tuy nhiên, cho đến nay các phương pháp điều trị ung thư vẫn là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và miễn dịch sinh học. Có một số vị thuốc trong dân gian được cho là kìm hãm hoặc tiêu diệt tế bào ung thư như cây dừa cạn, cà độc dược, cây thông đỏ... nhưng phải tách xuất, bào chế bằng công nghệ tinh tế từ hàng tấn cây mới có được một lọ thuốc có tác dụng chứ không phải chỉ là ăn hoặc uống vài lạng. Thêm nữa, lọ thuốc này phải kết hợp với nhiều thuốc khác may ra mới có hiệu quả.
Các bác sĩ chuyên khoa ung bướu khuyến cáo, việc tìm kiếm thông tin về vấn đề sức khỏe trên mạng không có nguồn gốc rõ ràng đang trở thành trào lưu rất nguy hiểm. Với các bệnh nhân đang điều trị ung thư ở bệnh viện, khi tiếp cận các bài thuốc đó mà không có kiểm chứng đã áp dụng thì hậu quả thật khó lường.
“Tôi khẳng định trên thế giới, các biện pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị... vẫn là biện pháp chính để điều trị bệnh ung thư", TS. Hương nhấn mạnh.
Chia sẻ với báo chí, TS.BS Phạm Thị Việt Hương, bệnh viện K Trung ương cho biết, đó là những "bài thuốc" phản khoa học. "Trong cua sống, giun, cóc chẳng có chất gì giúp chống ung thư. Ngược lại, nếu nhai cua sống, người bệnh đã hồn nhiên đưa ký sinh trùng, vi sinh vật, vi khuẩn vào người, dễ dẫn đến tiêu chảy, hoặc các bệnh khác có thể gây nguy hiểm cho tính mạng", TS. Hương cảnh báo.
Một nickname hỏi về công dụng của cua sống. (Ảnh chụp màn hình).
TS. Hương cho biết thêm, trong quá trình điều trị, dù chị đã tư vấn cho người bệnh rất kỹ nhưng nhiều lần phải chứng kiến bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch khi chữa khắp các thầy lang, bà mế với những bài thuốc lá.
Điển hình, có trường hợp trẻ mắc ung thư đang điều trị tại khoa Nhi, bệnh viện K Trung ương nhưng mẹ của bé vẫn ngấm ngầm cho con uống thuốc lá vô tội vạ. Đến khi xét nghiệm men gan lên đến 800 U/L, bác sĩ gặng hỏi nhưng người mẹ nhất quyết không nói thật.
Trên trang Facebook cá nhân, vị bác sĩ này cũng chia sẻ, trước đây chị từng điều trị cho bệnh nhân Kiên Ng. ung thư xương đùi trái, đã tháo khớp háng và điều trị 6 đợt hóa chất theo phác đồ và ra viện hơn 4 năm. Khi ra viện, bệnh nhân được đánh giá là không có tổn thương gì. Cháu bé sức khỏe ổn định, về tiếp tục cuộc sống và thực hiện ước mơ thi đại học.
Chuyện không có gì đáng nói cho đến khi lên khám lại, cháu Ng. chia sẻ với bác sĩ rằng: "Bác ơi, có cái bà lang ở Hòa Bình cho con uống thuốc. Bà ấy tốt lắm. Nếu bệnh nhân nghèo thì bà ấy cho miễn phí hoặc lấy rẻ thôi. Bác có anh chị nào ở khoa mình mà cần thì cứ bảo gọi cho mẹ con, mẹ con cho số điện thoại và địa chỉ. Bà ấy chỉ cần uống thuốc xong thì viết thư cảm ơn".
Theo TS.Hương, chị không đả phá những thầy thuốc Đông y chân chính có những bài thuốc thực sự tốt, thậm chí ít nhiều có tác dụng hỗ trợ ung thư. Tuy nhiên, cho đến nay các phương pháp điều trị ung thư vẫn là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và miễn dịch sinh học. Có một số vị thuốc trong dân gian được cho là kìm hãm hoặc tiêu diệt tế bào ung thư như cây dừa cạn, cà độc dược, cây thông đỏ... nhưng phải tách xuất, bào chế bằng công nghệ tinh tế từ hàng tấn cây mới có được một lọ thuốc có tác dụng chứ không phải chỉ là ăn hoặc uống vài lạng. Thêm nữa, lọ thuốc này phải kết hợp với nhiều thuốc khác may ra mới có hiệu quả.
Các bác sĩ chuyên khoa ung bướu khuyến cáo, việc tìm kiếm thông tin về vấn đề sức khỏe trên mạng không có nguồn gốc rõ ràng đang trở thành trào lưu rất nguy hiểm. Với các bệnh nhân đang điều trị ung thư ở bệnh viện, khi tiếp cận các bài thuốc đó mà không có kiểm chứng đã áp dụng thì hậu quả thật khó lường.
“Tôi khẳng định trên thế giới, các biện pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị... vẫn là biện pháp chính để điều trị bệnh ung thư", TS. Hương nhấn mạnh.
Theo Người đưa tin